-
Cho mảng A có n phần tử. Viết chương trình minh họa các thao tác cập nhật và xóa phần tử tại vị trí thứ i trong mảng, thực hiện việc chèn thêm một số nguyên x vào sau phần tử thứ i (0 ≤ i < n).
-
Cho 2 mảng nguyên A, B có thứ tự (tăng dần). Thực hiện việc trộn 2 mảng A và B để tạo ra mảng C cũng có thứ tự (tăng dần).
-
Cho mảng A gồm n phần tử. Viết chương trình tìm số lớn thứ hai trong mảng. Lưu ý, chỉ duyệt qua mảng một lần (dùng một vòng lặp).
-
Cho mảng số nguyên A. Tạo ra 2 mảng nguyên B và C theo quy tắc: mảng B gồm các phần tử dương hoặc bằng 0 của A và mảng C gồm các phần tử âm của A.
-
Viết chương trình nhập vào một mảng, trong quá trình nhập, mảng được sắp xếp thứ tự luôn (tăng / giảm dần).
-
Viết chương trình nhập vào một dãy số A gồm m số thực, nhập vào dãy số B gồm m số thực.
- In ra các phần tử chỉ xuất hiện trong dãy A mà không xuất hiện trong dãy B.
- In ra những phần tử xuất hiện ở cả hai dãy.
-
Hãy liệt kê các số trong mảng 1 chiều các số thực thuộc đoạn [x, y] cho trước.
-
Hãy liệt kê các số chẵn trong mảng 1 chiều các số nguyên thuộc đoạn [x, y] cho trước (x, y là các số nguyên).
-
Hãy liệt kê các giá trị trong mảng mà thỏa điều kiện lớn hơn giá trị tuyệt đối của giá trị đứng liền sau nó.
-
Cho mảng 1 chiều các số thực. Hãy viết hàm liệt kê tất cả các giá trị trong mảng có ít nhất 1 lận cận trái dấu với nó.
-
Hãy liệt kê các giá trị trong mảng 1 chiều các số nguyên có chữ số đầu tiên là số chẵn.
-
Tính tổng các phần tử “cực trị” trong mảng. Một phần tử được gọi là cực trị khi nó lớn hơn hoặc nhỏ hơn các phần tử xung quanh nó.
-
Đếm số lượng giá trị lớn nhất có trong mảng một chiều các số thực.
-
Liệt kê tần suất xuất hiện các giá trị trong mảng (Lưu ý: mỗi giá trị liệt kê 1 lần).
-
Cho 2 mảng a, b. Đếm số lượng giá trị chỉ xuất hiện 1 trong 2 mảng.
-
Cho 2 mảng a, b. Liệt kê các giá trị chỉ xuất hiện 1 trong 2 mảng.
-
Kiểm tra mảng số nguyên có tồn tại giá trị 0 hay không? Nếu không tồn tại giá trị 0 thì trả về giá trị 0, ngược lại trả về giá trị 1.
-
Kiểm tra mảng số nguyên có tồn tại 2 giá trị 0 liên tiếp hay không?
-
Kiểm tra mảng các số nguyên có toàn số chẵn không? Nếu có tồn tại giá trị lẻ trả về giá trị 0, ngược lại trả về giá trị 1.
-
Kiểm tra mảng một chiều các số thực có đối xứng không?.
-
Ta định nghĩa 1 mảng có tính chất chẵn lẻ, khi tổng của 2 phần tử liên tiếp luôn là số lẻ. Viết hàm kiểm tra mảng có tính chất chẵn lẻ hay không.
-
Hãy cho biết các phần tử trong mảng có lập thành cấp số cộng hay không? Nếu có chỉ ra công sai d.
-
Ta định nghĩa 1 mảng được gọi là dạng sóng, khi phần tử có trị số i lớn hơn hoặc nhỏ hơn 2 phần tử xung quanh. Hãy viết hàm kiểm tra mảng có dạng sóng không.
-
Hãy cho biết tất cả các phần tử trong mảng a có nằm trong mảng b không?
-
Hãy xóa tất cả các số lớn nhất trong mảng các số thực.
-
Hãy xóa tất cả số chính phương trong mảng một chiều các số nguyên.
-
Hãy xóa tất cả các phần tử trùng nhau trong mảng và chỉ giữ lại duy nhất một phần tử.
-
Hãy xóa tất cả các phần tử có tần suất xuất hiện trong mảng lớn hơn 1 lần.
-
Hãy đưa các số chẵn trong mảng về đầu mảng, các số lẻ về cuối mảng và các phần tử 0 nằm ở giữa.
-
Hãy đảo ngược mảng ban đầu.
-
Hãy “dịch trái xoay vòng” các phần tử trong mảng.
-
Hãy “dịch phải xoay vòng” k lần các phần tử trong mảng.
-
Liệt kê tất cả các mảng con có độ dài lớn hơn 2 trong mảng một chiều các số nguyên.
-
Liệt kê các dãy con tăng trong mảng.
-
Tính tổng từng mảng con tăng trong mảng một chiều các số thực.
-
Đếm số lượng mảng con tăng có độ dài lớn hơn 1 trong mảng một chiều các số thực.
-
Cho hai mảng a và b. Hãy cho biết mảng a có phải là mảng con trong mảng b hay không?
-
Cho hai mảng a và b. Hãy đếm số lần xuất hiện của mảng a nằm trong mảng b.
-
Tìm dãy con toàn dương dài nhất trong mảng các số thực.
-
Viết chương trình sắp xếp các phần tử trong một mảng theo thứ tự giảm dần.